QCVN 23:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng

1/5 - (1 bình chọn)

QCVN 23:2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

National Technical Regulation on Emission of Cement Manufacturing Industry

QCVN 23:2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí  biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1. Đối tượng nào áp dụng của QCVN 23:2009/BTNMT ???

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp sản xuất xi măng vào môi trường không khí.

Khí thải công nghiệp sản xuất xi măng là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các quá trình sản xuất các sản phẩm clinker và xi măng

QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng

QCVN 23:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng

2. Các quy định kỹ thuật được đưa ra trong QCVN 23:2009/BTNMT

Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

  • Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng, tính bằng mg trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
  • C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng quy định bảng 1
  • Kp là hệ số công suất quy định tại bảng 2
  • Kv là hệ số vùng, khu vực quy định ở bảng 3

Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B1

B2

Bụi tổng

400

200

100

Cacbon oxit, CO

1000

1000

500

Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)

1000

1000

1000

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1.500

500

500

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 01 tháng 11 năm 2011;

– Cột B1 quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

– Cột B2 quy định nồng độ C để tính nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng xây dựng mới hoặc cải tạo, chuyển đổi công nghệ;

+ Tất cả dây chuyền của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

– Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của gia QCVN 19: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

 Hệ số công suất Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số công suất Kp

Tổng công suất theo thiết kế

(triệu tấn/năm)

Hệ số Kp

P≤ 0,6

1,2

0,6<P ≤ 1,5

1,0

P>1,5

0,8

Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1 Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,6

Loại 2 Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,8

Loại 3 Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) .

1,0

Loại 4 Nông thôn

1,2

Loại 5 Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

3. Các tiêu chuẩn quốc gia quy định phương pháp xác định nồng độ ô nhiễm 

– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;

– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

– TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế – Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải.

Download “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng” tại đây: QCVN 23 – 2009/BTNMT

4. Dịch vụ môi trường tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý khí thải cho Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất và các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Với đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, cử nhân luật,… chúng tôi có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm lập các hồ sơ môi trường cho các dự án lớn nhỏ, các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ xử lý khí thải của công ty chúng tôi:

  • Xử lý khí lò hơi đốt dầu DO & FO, lò hơi đốt củi, lò hơi đốt than đá, lò nung, lò đúc …
  • Xử lý bụi công nghiệp: bụi gỗ, bụi sơn, bụi thuốc lá, bụi xi măng …
  • Xử lý mùi hôi nhà máy chế biến mủ cao su, mùi hôi trang trại chăn nuôi heo gà, mùi hôi lò giết mổ gia xúc gia cầm, mùi hôi bãi chôn lấp rác …
  • Thông gió nhà xưởng, thông gió phòng máy, thông gió cầu thang …
  • Cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý khí thải, hệ thống lọc bụi …

Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để lập hồ sơ môi trường  hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Tin tức khác

QCVN 21:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học

QCVN 21:2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC National Technical Regulation on Emission of Chemical Fertilizer Manufacturing Industry QCVN 21: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa […]