TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
1. Lịch sử nguồn gốc của cây hạt điều – tổng quan về ngành chế biến hạt điều
Tổng quan về ngành chế biến hạt điều, Cây điều sinh trưởng ở các quốc gia thuộc khu vực nằm trong vùng cận xích đạo- nơi mà có nhiệt độ và độ ẩm cao.
1.1 Khái quát
Cây điều còn có tên gọi khác là đào lộn hột, tên hóa học của nó là Anacardium Occidentale L, thuộc dòng họ xoài tên thương mại là Cashew tree. Có nguồn gốc từ nước Braxin ở vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ và dần dần cây điều phân bố đến các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Úc. Ngày nay, cây điều được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Cây điều có thể chịu được ở những nơi có điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Là một cây ưa nhiệt độ cao rất nhạy cảm với giá lạnh, khí hậu nhiệt đới với một mùa khô rõ rệt đây là điều kiện thích hợp để cây điều phát triển tốt nhất. Theo FAO trên thế giới, hiện nay có trên 32 nước sản xuất điều thương mại nhưng cây điều phát triển tốt chỉ ở những nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dưới đây là 10 nước trồng điều nhiều nhất hiện nay trên thế giới : Ấn Độ, Việt Nam, Braxin, Nigenia, Tanzania, Indonesia, Guinea, Bissau, Cotolvore, Monzambique và Benin. Điều dần dần trở thành cây trồng chính thức đặc biệt được quan tâm phát triển,nó giữ một vị trí quan trong trên nền thị trường nông sản của một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
1.2 Đặc điểm của hạt điều
Sau khi xảy ra quá trình thụ phấn, hột điều phát triển nhanh chóng, cuống lá phình lên thành trái (trái giả). Sau 60 ngày, trái chín sẽ có màu đỏ hoặc vàng tùy loại. Trái thường tập trung thành chùm ở đầu cành.
Hột điều (trái thực) có hình thu giống nhứ hình thận, khi còn tươi có màu xanh, khi khô nó sẽ chuyển sang nâu, mọc lộ ra bên ngoài đầu trái giả trông giống như một trái đào có hột chui ra ngoài. Vì vậy cây điều còn có tên gọi là cây đào lộn hột.
Hột điều gồm 3 phần trong tổng quan về ngành chế biến hạt điều:
a) Vỏ có độ dày thường 0,4 cm, chiếm 70% trọng lượng hột và có 3 lớp.
– Lớp vỏ ngoài thường dài và láng.
– Lớp vỏ giữa xốp như bọt biển và có chứa nhiều dầu vỏ hột điều.
– Lớp vỏ trong rất cứng.
b) Vỏ lụa bao quanh nhân, chiếm 5% trọng lượng hột.
c) Trong cùng là nhân.
Nhân điều có chứa nhiều hàm lượng đạm cao với đầy đủ các loại axit amin rất cần thiết có thể so sánh với thịt, trứng, sữa. Nhân điều được coi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cây điều là thành phần chính trong trao đổi kinh doanh trên thị trường mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao, giữ vai trò quan trọng trong nền thị trường nông sản.Cứ hằng năm đem về cho các nước xuất khẩu một lượng ngoại tệ đáng kể.
Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết, điều cũng là thực phẩm ăn chay lí tưởng và cũng là một dược phẩm có giá trị cao đối với một số bệnh.Nó cũng là thực phẩm giàu chất béo 0% cholesterol rất thích hợp cho người ăn kiêng, hiện nay trên thế giới đối với các nước phát triển đang khuyến khích sử dụng nhân điều ngày càng tăng. Các nuớc nhâp khầu và tiêu thụ nhân điều nhiều nhất trên thế giới đó chính là Mỹ chiếm gần 2/3 sản luợng nhân điều thế giới, khối các nước thuộc Liên Xô cũ liên minh Châu Âu.(EU) và Nhật Bản.
2. Tình hình sản xuất hạt điều – tổng quan về ngành chế biến hạt điều
2.1. Tình hình thế giới
2.1.1 Phân bố địa lý (tổng quan về ngành chế biến hạt điều)
Cây điều sinh trưởng và phát triển ở các quốc gia thuộc khu vực nằm trong vùng cận xích đạo- nơi mà có nhiệt độ và độ ẩm cao. Ấn Độ là một trong những nước có diện tích cây điều lớn nhất trên thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến. Được biết toàn thế giới lại thời điểm có tổng sản lượng điều thô từ 1575-1600 nghìn tấn, bao gồm cả nước Ấn Độ là 400-500nghìn tấn, chiếm khoảng 25-30% tổng sản lượng. Tiếp theo là nước Braxin, Việt Nam và các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, …; hằng năm các nước châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 nghìn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều trên thế giới.
Ở Ấn Độ thì cây điều được trồng rộng rãi ở các bang Maharashra, Andhra Pradesh, Orissa, Kerala,Tamil Nadu, Karnataka, Goa và West Bengal. Ngoài những bang trồng điều truyền thống này, cây điều hiện còn được trồng ở các bang khác của Ấn Độ như Gujarat và Assam – nơi mà diện tích cây điều có sự đột phá thời gian gần đây.
- Những nước đi đầu về chế biến điều nhất thế giới trong tổng quan về ngành chế biến hạt điều
Những nước sản xuất điều như: Ấn Độ, Braxin và Việt Nam vẫn tiếp tục là những nước chế biến điều lớn nhất trên thế giới. Những nước châu Phi thường chế biến rất ít và hơn 90% sản lượng điều thô ở châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ. Ngày nay, với sự phát triển của các quốc gia châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm mục đích gia tăng năng lực chế biến của mình. Trong số các nước kể trên, Ấn Độ là một trong những nước đứng đầu về sản lượng chế biến với khoảng hơn 950 ngàn tấn điều mỗi năm, mặc dù ở quốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng một nửa nhu cầu nguyên liệu. Với năng lực chế biến lớn ấy, Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi và trước kia thì từ Việt Nam. Việt Nam chế biến được 400 ngàn tấn điều thô mỗi năm trong khi đó Braxin chỉ chế biến được khoảng 250 ngàn tấn.
- Cung – cầu trong tổng quan về ngành chế biến hạt điều trong tổng quan về ngành chế biến hạt điều
Ở các nước Ấn Độ, Braxin, Việt Nam sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng điều thế giới, thì chỉ có riêng ở Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50% tổng số lượng nhân điều thế giới, tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, cuối cùng là các nước châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%.
2.2. Tình hình ở Việt Nam
Như chúng ta cũng đã biết, cây điều ở nước ta phát triển rất nhanh, từ những thập niên 80 của thế kỷ trước đã đưa vào trong cơ cấu cây trồng thuộc ngành lâm nghiệp. Đến năm 1990,nó đã trở thành một cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ lực, có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất ở vùng Đông Nam Bộ,vùng thấp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một số vùng đất cao ở đồng bằng sông Cửu Long. Là cây đa mục tiêu ( phát triển kinh tế, phòng hộ đất, bảo vệ môi trường, xói đói giảm nghèo,…), sinh trưởng nhanh, rễ phát triển mạnh, tán rộng che phủ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rất tốt.
Viết xuất khẩu các loại hạt của Việt Nam những năm gần đây đang có những bước phát triển ấn tượng, đặc biệt là hạt điều. Việt Nam đang có một sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh những năm qua, giành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh chính là Ấn Độ và Braxin. Việt Nam đang cải tiến mức độ chế biến nên đã mạnh mẽ chuyển từ nhà sản xuất hạt thô sang xuất khẩu hạt điều chế biến. Giá trị xuất khẩu hạt điều của Việt Nam là 654 triệu USD năm 2007 và điều đó đã làm cho hạt điều trở thành một trong những nông sản quan trong sau gạo, cà phê và cao su. Năm 2008, gía trị xuất khẩu đạt 920 triệu USD và năm 2009 thu được 847 triệu.
Theo Cục Hải Quan Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu 80000 tấn hạt điều, đạt 425 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng đến 26% giá trị và 6% số lượng so với một năm trước. Với thị phần thế giới là 25%. Việt Nam đã vươn lên vị trí đầu và đầu năm 2007 đã trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới.
Năm 2013, cả nước có 310000 ha điều trong đó diện tích điều trồng tập trung khoảng 60,8% , phân tán 39,2% năng suất bình quân đạt 9,1 tạ/ ha, sản lượng 285000 tấn hạt, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,654 tỷ USD ( hạt điều, dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm chế biến từ điều) đến 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa kì là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 35% thị phần, Trung Quốc 20%, EU 20% còn lại 25% là các quốc gia khác, với 330 đơn vị xuất khẩu, chủ yếu là các doanh nghiệp nỏ và vừa ( số doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu dưới 5 triệu USD/ năm, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu); tiêu thụ nội địa chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 4% .
Theo số liệu thống kê, hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng cả về lượng và giá trị so với 12 tháng năm 2013.
Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ 846,68 triệu USD năm 2009 đã tăng lên 1,64 tỷ USD vào năm 2013. Năm 2014, với 302,90 nghìn tấn hạt điều xuất khẩu, thu về gần 2 tỷ USD, tăng 16,2% về lượng và 21,4% về giá trị so với năm 2013.
Theo số liệu thống kê, hiện nay mặt hàng hạt điều của Việt Nam đã xuất khẩu sang 26 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Úc là những thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, chiếm 64,53% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2014. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, với kim ngạch 635,94 triệu USD, chiếm 31,87% kim ngạch mặt hàng điều của Việt Nam, tăng 18,28% so với cùng kỳ năm 2013. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc, tăng 4,52% ứng với kim ngạch 313,30 triệu USD. Hà Lan là thị trường có kim ngạch lớn thứ 3, chiếm 11,47% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, đạt 228,95 triệu USD, tăng 42,95% so với 12 tháng năm 2013.
Về tăng trưởng, hầu như ở các thị trường đều có sự tăng trưởng cao hơn so với năm 2013,tăng trưởng nhất là Nhật Bản (tăng 207,30%), Bỉ (tăng 108,74%), Pháp (tăng 83,61%),… Trong khi đó, Ấn Độ là một trong những thị trường có sự sụt giảm lớn nhất về kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Việt Nam, giảm 84,79% so với năm 2013, Na Uy, Nga là hai thị trường có xu hướng giảm nhẹ so với 12 tháng năm 2014, lần lượt là – 4,82% và – 2,67%.
Công ty xử lý khí thải Hòa Bình Xanh của chúng tôi rất mong được phục vụ quý khách.
Công ty Hòa Bình Xanh chuyên thiết kế hệ thống xử lý khi thải nhà hàng với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm.chúng tôi sẽ tư vân các phương án thi công tối ưu nhất cho công trình của quý khách cũng như báo giá dịch vụ thi công.Chúng tôi xin đảm bảo sẽ là hài lòng quý khách khi đến với dịch vụ của chúng tôi. Đảm bảo
Mọi chi tiết xin liên hệ hotline: 0943.466.579