Các công nghệ xử lý bụi sơn hiệu quả
Bụi sơn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người. Cùng Hòa bình xanh tìm hiểu về bụi sơn và các công nghệ xử lý bụi sơn hiệu quả nhé!
Bụi sơn là gì?
Sơn là một hỗn hợp đồng chất. Chứa chất tạo màng liên kết và các chất tạo màu có khả năng bám dính trên bề mặt vật chất. Sơn có nhiều màu sắc phong phú, dùng để che phủ, bám dính, trang trí,… Ngoài ra, có những loại sơn còn có tác dụng chống nóng, chịu nhiệt, chống rỉ, chống thấm..
Bụi sơn là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ, giống như khói. Thường có mùi khó chịu và có nhiều màu khác nhau tùy từng loại sơn.
Lượng bụi sơn ít hay nhiều tùy thuộc vào cách sử dụng khác nhau: Nếu dùng chổi quét sẽ ít bụi sơn hơn là dùng súng phun. Nếu sử dụng buồng sơn công nghệ hiện đại thì lượng bụi sơn sẽ được hạn chế nhiều hơn.
Tuy nhiên, không phải vậy mà sơn bớt độc hại. Bởi trong sơn có nhiều chất hóa học dễ bay hơi và tạo mùi. Dù quét bằng chổi và không nhìn thấy bụi bay. Nhưng các chất khí vô hình từ sơn bay ra vẫn gây hại đến sức khỏe con người.
Một số thành phần độc hại có trong sơn
Các mục đích chính khi dùng sơn đó là tạo màu, chống gỉ, chống nấm mốc. Để đạt được các tác dụng đó yêu cầu sơn phải có các thành phần cơ bản sau:
– Chì: để chống gỉ và giữ màu sắc tươi, sáng và bền
– Thủy ngân: để bảo quản, chống vi nấm, vi mốc từ môi trường.
– Bột màu: để giúp sơn có màu sắc khác nhau. Ví dụ như các loại sơn tường được quảng cáo là tạo ra hơn 2000 màu sắc khác nhau.
– Các dung môi hữu cơ dễ bay hơi: quan trọng trong quá trình sản xuất sơn, là dung môi hòa tan, giúp dung dịch sơn đồng nhất.
Tùy vào sơn dùng trong các ngành nghề khác nhau mà có thể thêm các thành phần khác. Ví dụ: khi phun sơn lên đồ gỗ (cửa gỗ, bàn ghế gỗ, trần gỗ…). Người thợ mộc sẽ pha thêm một chút xăng và một số chất hóa học. Để làm bóng khác để tạo độ mịn, mỏng, vẫn giữ được các vân gỗ và tạo độ bóng cho chúng.
Có thể thấy, các thành phần trên đều là những chất độc hại cho sức khỏe. Với tình hình thực tế tại nước ta, sử dụng các hệ thống xử lý bụi sơn trong và sau khi phun sơn rất ít. Chỉ áp dụng tại các nhà máy lớn và hiện đại. Còn với những nhà máy nhỏ, làng nghề thủ công hay trên quy mô hộ gia đình, chưa có những phương pháp giảm thiểu độc hại từ sơn.
Những ảnh hưởng của bụi sơn đến sức khỏe con người
Hít phải bụi sơn thì các thành phần như chì, thủy ngân, bột màu, dung môi hữu cơ… trong sơn cũng vào cơ thể và gây bệnh. Trong đó:
– Chì: Tác hại nổi bật nhất của chì đó là trên thần kinh. Khiến người bị nhiễm chì có những biểu hiện như: nhức đầu, bức rức, kém tập trung, khó ngủ, mất ngủ kéo dài, nôn… Một số triệu chứng sớm khi tiếp xúc với chì nồng độ cao đó là tiêu chảy, táo bón, đau cơ, mệt mỏi. Khi tiếp xúc với chì trong thời gian dài, nguy cơ lớn nhất đó là ung thư.
– Thủy ngân: Đây là một chất mà ai cũng biết rằng nó rất hại cho sức khỏe. Khi hít phải thủy ngân với lượng lớn, người bệnh có thể bị suy hô hấp, đau dầu, khó thở, ho, lơ mơ, co giật, nôn mửa. Tiếp xúc thường xuyên, lâu ngày dù với lượng nhỏ. Sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, tổn thương hệ hô hấp, đặc biệt là gây ung thư phổi.
– Các dung môi hữu cơ dễ bay hơi: Các dung môi này đều là chất độc hại, đặc biệt là trên hệ thần kinh. Chỉ cần tiếp xúc với môi trường nhiều dung môi hữu cơ. Bạn sẽ thấy ngay những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chán ăn. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chúng gây giảm trí nhớ, các bệnh lý mạn tính khác, đặc biệt là ung thư.
– Các bụi màu: Các bụi này có kích thước rất nhỏ khi phun sơn. Chúng dễ dàng vào sâu trong phổi và gây hại. Các bụi sơn dễ làm xuất hiện các đợt cấp của cơn hen. Tăng nguy cơ mắc và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tăng nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản. Khi tiếp xúc liên tục trong thời gian dài, các bụi màu gây đột biến tế bào phổi. Từ đó tăng nguy cơ ung thư.
Đối tượng chịu ảnh hưởng của bụi sơn
Tất cả những người tiếp xúc với sơn đều có thể bị ảnh hưởng bởi bụi sơm, từ khâu sản xuất, sử dụng và sau khi đã sơn xong.
– Người tham gia sản xuất sơn: tròn đó các công nhân làm việc trong khâu pha chế là bị ảnh hưởng nhiều nhất.
– Người trực tiếp phun, quét sơn: có rất nhiều ngành nghề buộc người lao động tiếp xúc thường xuyên với sơn, đó là:
+ Làm trong ngành tàu biển, công trình biển.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng như mái tôn, thép… (vật liệu chống gỉ).
+ Thợ xây, thợ sơn trong ngành xây dựng, người vẽ tranh tường.
+ Thợ mộc, thợ làm gốm sứ.
+ Công nhân nhà máy sản xuất phụ kiện xe máy, ô tô, nhân viên sửa chữa bảo hành xe.
+ Công nhân nhà máy làm đồ dân dụng có dùng sơn để phủ màu
– Người tiếp xúc với thành phẩm được bảo phủ bằng sơn: Nhiều người nghĩ khi đã sơn xong và để khô thì chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng thực tế, các chất độc như chì, thủy ngân… vẫn còn trong đó và dần dần thoát ra ngoài môi trường.
Các phương pháp xử lý bụi sơn
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý bụi sơn khác nhau như:
Phương pháp xử lý bụi sơn thông thường (dùng lọc bông thủy tinh).
Ưu điểm: Có kết cấu khá là đơn giản phù hợp với khu vực. Diện tích lắp đặt nhỏ khoảng 1m x 1m x 2.5m.
Nhược điểm: là quá trình xử bụi sơn không thể triệt để. Nếu lượng sơn lớn rất nhanh tắc lọc dẫn đến làm mất tính ổn định của phòng sơn (áp suất phòng tăng cao, bụi sơn bị quẩn).
Mặt khác chi phí thay lọc tốn kém. Ngoài ra chi phí vận hành và bảo trì cao do phải thay lọc thường xuyên.
Phương pháp xử lý bụi sơn bằng nước kiểu phun (dùng bơm nước cưỡng bức).
So với các phương pháp xử lý bụi sơn bằng bông thủy tin thì kiểu xử lý này có kết cấu phức tạp hơn nhưng lại đem lại hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên để lắp đặt được phương án này thì kích thước lắp đặt lớn khoảng ≈ 3.5m x 1.5m x 3m. Tiêu tốn điện cho bơm nước và chi phí vận hành cũng như bảo trì khá cao.
Thêm vào đó, trường hợp bụi với kích thước quá nhỏ. Thường bị quạt hút cuốn ra ngoài làm ướt bộ lọc bằng than hoạt tính. Dẫn đến việc tắc và giảm hiệu quả lọc bụi.
Phương pháp xử lý bụi sơn bằng nước kiểu tự hút
Đây là phương pháp xử lý bụi sơn được sử dụng phổ biến hiện nay.
Hoạt động theo nguyên lý Bernoulli, phương pháp xử lý bụi sơn bằng nước kiểu tự hút. Mang lại hiệu quả hút lọc sơn khá tốt, hạn chế tối đa được việc bụi nước bị cuốn ra ngoài.
Do đó đảm bảo được vấn đề an tòan môi trường. Đồng thời chi phí vận hành và bảo trì cũng ở mức hợp lý. Do không cần sử dụng bơm nước bên kích thước khá nhỏ gọn. Điều này giúp việc lắp đặt, vận hành và bảo trì đơn giản hơn rất nhiều.
Đối với phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng các dòng quạt ly tâm hoặc quạt hướng trục thích hợp theo từng điều kiện lắp đặt của nhà xưởng.
Xử lý bụi sơn bằng hệ thống hút bụi Cyclone của Hòa Bình Xanh
Nguyên lý hoạt động:
+ Hạt bụi và những khí thải được sản sinh trong quá trình sơn phết sẽ được bộ phận quạt hút thu gom lại, di chuyển theo đường dẫn đi vào bên trong thân ống trụ Cyclon.
+ Sử dụng một quạt ly tâm công suất lớn, để tạo ra một lực hút ly tâm, hút không khí chứa bụi vào thiết bị Cyclone.
+ Dòng không khí có lẫn bụi, di chuyển xoáy tròn qua đường ống, theo phương tiếp tuyến với ống trụ.
+ Luồng khí trên đưa tới phễu, bị đẩy ngược lên và chuyển động xoáy bên trong ống và thoát ra ngoài.
+ Trong khi xoáy lên xuống trong ống: các hạt bụi va chạm vào thành ống, mất quán tính và rơi xuống dưới đáy.
+ Phần đáy Cyclone, sẽ được lắp thêm van xả tự động, xả bụi vào thùng chứa.
+ Vận chuyển thùng chứa có bụi, về đúng nơi quy định.
Xử lý bụi sơn bằng hệ thống Buồng phun sơn màng nước của Hòa Bình Xanh
Buồng phun sơn màng nước hay còn được gọi tháp sơn nước, tháp sơn màng nước. Là công cụ để thu gom bụi sơn từ các máy móc thiết bị phát sinh ra trong quá trình hoạt động ở các xí nghiệp sản xuất, nhà máy. Qua tấm màng nước giúp không gian không bị ô nhiễm.
Sản phẩm buồng phun sơn màng nước được sử dụng chủ yếu trong khâu tráng phủ bề mặt, sơn bóng bề mặt các sản phẩm. Tùy theo yêu cầu như các ngành: sản xuất đồ gỗ, kính, đồ gia dụng, kim loại, cơ khí…
Nguyên lý hoạt động:
Buồng sơn tạo ra một luồng khí động theo hướng công nhân phun sơn tới bề mặt buồng sơn. Nhờ các quạt hút đặt trên nóc buồng sơn. Bụi và mùi sơn được cuốn vào máng nước chảy tràn. Sau đó trôi xuống bể chứa tuần hoàn nằm phía dưới. Khí thoát được thoát theo đường ống ra khỏi khu vực phun sơn
Đây chính là một dạng của thiết bị xử lý khí bụi bằng phương pháp hấp thụ. Khi lượng bụi phát sinh từ quá trình sơn, qua lực hút của quạt. Áp dụng nguyên lý lực ly tâm để tách các bụi ra khỏi dòng không khí.
Sau đó bụi tiếp xúc với màng nước và dính vào nước theo dòng chảy của nước thải ra ngoài thông qua ống dẫn. Còn không khí sau khi tách bụi sẽ theo lực hút của quạt ra ngoài qua đường ống thoát.
Dịch vụ xử lý khí thải – xử lý các vấn đề môi trường tại – Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm. Đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý. Tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu”. Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn. Hãy goi ngay qua hotline 0943. 466. 579 . Hoặc website: hoabinhxanh.vn để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình.